Phân loại kỹ thuật các loại sơn bề mặt

Phân loại kỹ thuật các loại sơn bề mặt
Phân loại kỹ thuật các loại sơn bề mặt
Phân loại kỹ thuật các loại sơn bề mặt

Sơn có thể được phân loại rộng rãi thành sơn trang trí, áp dụng tại hiện trường để trang trí và bảo vệ các tòa nhà và các vật khác. Là lớp phủ công nghiệp được áp dụng trong các nhà máy để hoàn thành hàng sản xuất như ô tô. Căn cứ vào đặt tính của từng loai sơn mà phân loại kỹ thuật các loại sơn bề mặt như sau:

  1. Sơn kiến trúc xây dựng: (Architectural Coating)

    – Gốc nước (Emulsion paints)

– Gốc dung môi: (Dercorative paints)

1.1.Hệ thống sơn:

–   Sơn lót (Primers)

–   Sơn đệm (Undercoats)

–   Sơn phủ (Finish coat = Top coats)

–   Sơn bình xịt (Aerosol. finishes)

1.2.Bề mặt sơn:

–   Tường vữa xây, xi măng, bê tông, thạch cao v,v…

–   Kim loại

–   Gỗ xây dựng

1.3.Nguyên liệu chính:

–   Gốc nước:

+ Acrylic Emulsion các loại theo yêu cầu (chất tạo màng)

+ Chất phụ gia: phân tán, thấm ướt, phá bọt làm đặc, keo tụ, ổn định pH, chất bảo quản trong bao bì chứa, chất chống rêu mốc v.v…

+ Bột màu: TiO2, Rutile + Paste màu

+ Bột độn: CaCO3, Silica

+ Dung môi: H2O, Propylen Glycol

–   Gốc dung môi:

+ Chất tạo màng: Nhựa Alkyd béo, trung bình + chất làm khô

+ Dung môi: White Spirit

+ Bột màu + độn: TiO2,  Bột màu vô cơ, bột màu hữu cơ, CaCO3

+ Phụ gia: Phân tán, chống lắng, chống loang chảy, chống loang màu,

chống nhăn màng, chống rêu mốc (nếu cần)

–   Sơn bình xịt – gốc dung môi:

+ Chất tạo màng: Nhựa Alkyd gầy. khô nhanh

+ Dung môi: Toluen

+ Bột màu + độn + phụ gia: Giống như sơn Alkyd nói trên

2. Sơn bảo vệ chống ăn mòn: (Heavy – doty Protective Coating)

2.1.Đối tượng bảo vệ và yêu cầu chính:

  • Máy thiết bị công nghiệp – đường ống – nhà máy và công trình xây dựng – tàu biển và dàn khoan dầu khí – khai thác mỏ – máy phát điện – kỹ nghệ hạt nhân v.v…
  • Bề mặt cần bảo vệ: Sắt, thép, bê tông và các vật liệu kết cấu khác.
  • Tác nhân xâm thực: nước, hóa chất, thời tiết, môi trường biển
  • Yêu cầu về chất lượng: bảo vệ bề mặt chống môi trường xâm thực ăn mòn, màu sắc lớp phủ trang trí cần thích hợp với môi trường.

2.2.Hệ thống sơn bảo vệ chống ăn mòn:

  • Thường gồm ba lớp: Sơn lót – Sơn đệm – Sơn phủ
  • Chiều dày tổng cộng các lớp sơn: tối thiểu: 250µm – 300 µm

                                                               Tối đa: 1500 µm – 3000 µm

(Cá biệt: 4000 -6000 µm với sàn chịu lực)

2.3.Nguyên liệu chính:

-Chất tạo màng:

  • Dạng Lacquer: PetroResin – Coaltal – Cao su Clo hóa – Acrylic Vinyl Clorua Copolymer – Polyvinyl Clorua
  • Dạng đóng rắn khô tự nhiên: Epoxy – Coaltal – Epoxy 2 thành phần – PU – 2 thành phần
  • Dạng vô cơ (thường dùng cho lớp sơn lót – thụ động hóa: Silicat kim loại kiềm Na,K – Ethyl Silicat – gốc dung môi và H2O)

– Dung môi: Xylen, Toluen, Ketone, Acetate, Butanol, Izo Propanol.v.v…

– Bột màu:

  • Bột màu vô cơ, thụ động hóa: Phosphat kẽm, kẽm bột, oxit sắt, đỏ, đen v.v…
  • Bột màu hữu cơ: Phtalocyanine dương và lá cây, các bột màu hữu cơ chất lượng cao bền với các điều kiện xâm thực của môi trường như: ánh sáng, thời, hóa chất, nhiệt v.v…

– Các chất phụ gia:

  • Phân tán – chống lắng – ức chế ăn mòn – chống chảy (sagging)
  • Chống loang màu (Floating – Flooding) – Chống bọt
  • Chất phụ gia bề mặt (Surfactant) – chất chống tia tử ngoại v.v…

3. Các loại sơn tàu biển (The Painting of ship)

3.1.Đối tượng bảo vệ và các yêu cầu:

Tương tự như yêu cầu sơn bảo vệ chống ăn mòn xâm thực đối với dàn khoan dầu khí chỉ thay đổi điều kiện là có thể sơn bảo dưỡng lại sau thời gian dài khai thác từ 12 tháng, phổ biến 30-36 tháng, cá biệt: 5 năm.

– Phần vỏ tàu (Ship/full) bao gồm:

  • Đáy tàu (Bottom): chống ăn mòn nước biển, chống bám bẩn: rong rêu
  • Mớn nước và mạn khô (Booptop, Topside): chống ăn mòn nước biển, trang trí, theo màu sắc tiêu chuẩn quốc tế RAL – chịu được nước biển và bền thời tiết.
  • Sàn tàu lộ thiên: chống ăn mòn nước biển – trang trí theo màu RAL, chịu được ma sát, mài mòn, chịu nước biển và bền thời tiết.
  • Boong tàu lộ thiên: (Super structures – Exterior) chống ăn mòn khí quyển biển, bền màu.

Ghi chú: Phần đáy và mớn dưới sơn lại khi tàu vào triền đà theo thời hạn sử dụng của sơn chống hà. Các phần khác của vỏ tàu có thể sơn dậm với bất kỳ thời gian nào khi màng sơn bị hư hỏng.

– Các phần khác của tàu: như hầm hàng, két nước, tank chứa hóa chất, xăng dầu, đường ống chịu nhiệt, buồng máy, buồng ở v.v…yêu cầu bảo vệ và trang trí các loại sơn theo hạng mục bảo vệ chuyên dùng trong sơn công nghiệp.

3.2.Hệ thống sơn tàu biển: (chủ yêu cho phần vỏ tàu – các phần khác: tương tự như hệ thống sơn bảo vệ)

  • Sơn lót bề mặt sắt thép sau khi xử lý (Washing primer or shop primer)
  • Sơn lót chống rĩ
  • Sơn đệm
  • Sơn phủ trang trí hoặc chống hà cho phần đáy tàu
  • Chiều dầy tổng cộng các lớp sơn yêu cầu ở mức độ: 250-300µm

3.3.Nguyên liệu chính

  • Chất tạo màng: Alkyd, CaosuClo hóa, Vinyl, Acrylic lacquer, Epoxy, PU, Silicon (chịu nhiệt)
  • Bột màu: Bột kẽm, bột nhôm, phophat kẽm, oxit sắt, oxit kẽm, bột chống hà.
  • Dung môi: White Spirit, Xylen, MEK, MIBK, Acetate (giống sơn bảo vệ)
  • Phụ gia: giống như sơn bảo vệ.

Ghi chú: Một số công thức tham khảo chính cho: Shop Primer, các bộ phận của vỏ tàu.

 

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH TMDV VĂN CAO

Đặc tính dung môi dùng  trong ngành sơn

Phụ gia cho sơn

Hóa chất dung môi ngành sơn

Các loại dung môi78

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *