Dung môi công nghiệp

Dung môi công nghiệp có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và trong ngành kinh tế.

Các loại hóa chất dung môi như Acetone, Alkyd, Methanol, Methylene,… được sử dụng nhằm làm tăng hiệu quả cũng như chất lượng sản phẩm được sản xuất. Khi có nhu cầu sử dụng các loại dung môi trong nhiều ngành công nghiệp như: dung môi pha sơn, dung môi mực in, cao su, nhựa

Dung môi là thành phần cần thiết cho các quá trình sản xuất và thi công sơn. Trong khi tạo màng sơn phủ, dung môi sẽ bay hơi đi.

Dung môi có 3 loại chính là:

  • Dung môi Hydrocacbon.
  • Dung môi Oxi hoá.
  • Dung môi nước.

 1.Dung môi Hydrocacbon

  • Thành phần chỉ gồm Hydro và Carbon (các tạp chất vết có thể là lưu huỳnh và các kim loại nặng – vài phần triệu – có mặt do quá trình sản xuất)
  • Có 4 loại dung môi Hydrocarbon (riêng biệt hoặc trộn lẫn) là:

          – Dung môi Hydrocarbon mạch thẳng, bảo hòa được gọi là các paraffin mạch thẳng. Hoặc normal n-paraffin

– Dung môi Hydrocarbon mạch nhánh, bảo hòa gọi là isoparaffin

– Dung môi Hydrocarbon mạch vòng, bảo hòa là các napthene hoặc cycloparaffin.

– Dung môi Hydrocarbon mạch vòng, không bảo hòa, gọi là dung môi vòng thơm (Aromatic)

  • Hầu hết các dung môi Hydrocarbon đều được sản xuất theo công nghệ chưng cất phân đoạn dầu thô tạo ra các loại dung môi thương mại là:

– Phân đoạn chưng cất trực tiếp: White Spirit (có điểm sôi của dung môi Naphtha).

– Phân đoạn chưng cất + tiến hành Hydro hóa: ExxsolD – ShellsolD

– Phân đoạn chưng cất isoparaffinic: Isopar (CTy Exxsol) ShellsolT

– Phân đoạn chưng cất vòng thơm: Toluene, Xylene, Solvesso, Shellsol A

– Phân đoạn chưng cất naphthenic: Cyclohexanone, Methyl Cyclohexane Nappa (Cty Exsol)

  • Tính chất ứng dụng của dung môi Hydrocarbon

– Các tính chất của dung môi Hydrocarbon quyết định bởi yếu tố là số carbon (hoặc trọng lượng phân tử) và            kiểu mạch Hydrocarbon

– Nói chung, các tính chất được so sánh như sau:

  1. Điểm sôi, tỉ trọng, mùi vị, chỉ số khúc xạ, sức căng bề mặt: tăng dần từ loại Hydrocarbon paraffin -> Napthene -> vòng thơm
  2. Trọng lượng phân tử, độ bay hơi: giảm dần theo thứ tự trên
  3. Độ nhớt: tăng dần từ hydrocarbon paraffin đến Napthene và giảm dần từ Napthene đến vòng thơm

– Các dung môi Hydrocarbon có độ hòa tan trung bình sử dụng chủ yếu cho sơn có gốc nhựa Alkyd

2.Dung môi oxy (Oxygenated Solvent)

  • Các dung môi oxy có chứa oxygen gắn vào mạch Hydrocarbon có ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp sơn.
  • Các dung môi loại này bao gồm có: Ketone, Ester, Alcohol, Glycol Ether và Glycolether Acetate. Cụ thể như sau:

– Loại Ketone: CH3COCH2CH3: Methyl Ethyl Ketone

– Loại Ester: CH3CH2CH2CH2OOCCH3: Butyl Acetate

– Loại Alcohol: (CH3)2CHOH: Iso Propanol

– Glycol Ether: HOCH2CH2O(CH2)3CH3: Ethylene Glycol mono – Butyl Ether  (tên thương mại: Butyl Cellosolve của hãng Union Carbide)

– Glycol Ether Acetate: CH3COOCH(CH3)CH2OCH3: Propylene Glycol – mono Methyl Acetate (tên thương mại: Dowanol PMA của hãng Dow)

  • Các dung môi có oxy thường được tổng hợp từ các hóa chất cơ bản bằng các phản ứng : hydrate hóa, Dehydrate hóa, Hydrogen hóa, Dehydrogen hóa, Dimer hóa, Ester hóa v.v…
  • Tính chất ứng dụng của các dung môi oxy:

– Rất khác nhau về bản chất hóa học về tính hòa tan chất tạo màng sơn, về điểm sôi, về tốc độ bay hơi v.v…

– So với dung môi Hydricarbon, các loại dung môi có oxy hòa tan mạnh hơn (ngoại trừ các loại Alcohol được chọn dùng với tính năng riêng), có mùi khó chịu và thường đắt tiền hơn.

– Thường được sử dụng trong lĩnh vực sơn công nghiệp.

3.Dung môi nước

 

Dung môi Trọng lượng riêng
Pentane 0.626
Petroleum ether 0.656
Hexane 0.659
Heptane 0.684
Diethyl amine 0.707
Diethyl ether 0.713
Triethyl amine 0.728
Tert-butyl methyl ether 0.741
Cyclohexane 0.779
Tert-butyl alcohol 0.781
Isopropanol 0.785
Acetonitrile 0.786
Ethanol 0.789
Acetone 0.790
Methanol 0.791
Methyl isobutyl ketone 0.798
Isobutyl alcohol 0.802
1-Propanol 0.803
Methyl ethyl ketone 0.805
2-Butanol 0.808
Isoamyl alcohol 0.809
1-Butanol 0.810
Diethyl ketone 0.814
1-Octanol 0.826
p-Xylene 0.861
m-Xylene 0.864
Toluene 0.867
Dimethoxyethane 0.868
Benzene 0.879
Butyl axetat 0.882
1-Chlorobutane 0.886
Tetrahydrofuran 0.889
Ethyl axetat 0.895
o-Xylene 0.897
Hexamethylphosphorus triamide 0.898
2-Ethoxyethyl ether 0.909
N,N-Dimethylacetamide 0.937
Diethylene glycol dimethyl ether 0.943
N,N-Dimethylformamide 0.944
2-Methoxyethanol 0.965
Pyridine 0.982
Propanoic acid 0.993
Nước 1.000
2-Methoxyethyl axetat 1.009
Benzonitrile 1.01
1-Methyl-2-pyrrolidinone 1.028
Hexamethylphosphoramide 1.03
1,4-Dioxane 1.033
Acetic acid 1.049
Acetic anhydride 1.08
Dimethyl sulfoxit 1.092
Chlorobenzene 1.1066
Deuterium oxit 1.107
Ethylene glycol 1.115
Diethylene glycol 1.118
Propylene cacbonat 1.21
Formic acid 1.22
1,2-Dichloroethane 1.245
Glycerin 1.261
Carbon disulfide 1.263
1,2-Dichlorobenzene 1.306
Methylene clorua 1.326
Nitromethane 1.382
2,2,2-Trifluoroethanol 1.393
Chloroform 1.498
1,1,2-Trichlorotrifluoroethane 1.575
Carbon tetraclorua 1.594

CÔNG TY TNHH TMDV VĂN CAO

Dung môi là gì?

Đặc tính dung môi trong ngành sơn

Hóa chất dung môi ngành sơn

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *