Quy trình sơn phủ bề mặt

Sơn phủ trên bề mặt inox, nhom,
Sơn phủ trên bề mặt inox, nhom,
                         Sơn phủ trên bề mặt inox, nhom, kẽm

Sơn được sử dụng để trang trí và bảo vệ, kéo dài tuổi thọ vật liệu tự nhiên cũng như vật liệu tổng hợp. Để đảm bảo chất lượng khi sơn bề mặt cần tuân thủ quy trình sơn bề mặt đối với từng bề mặt khác nhau thì quy trình cũng khác nhau. Cụ thể như:

1.Quy trình sơn phủ trên bề mặt inox, nhom, kẽm

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt inox, kẽm hoặc nhôm trước khi phun sơn.

– Dùng buty ( Dung môi pha sơn ) + vải mềm thấm ướt buty lau đều, kỹ bề mặt chất liệu cần phun sơn.

– Quá trình vệ sinh phải đảm bảo cá yếu tố như sau:

+ Bề mặt không còn dính dầu, mỡ, bụi bẩn và các hóa chất khác.

  • Bước 2: Pha sơn màu đúng theo tỷ lệ mà đơn vị cung cấp sơn đưa ra.

– Pha sơn trên inox theo tỷ lệ 2/1/1 trong đó: Cứ 2kg sơn + 1 Lít đông cứng+ 1 lít buty(dung môi pha sơn) = 4 lít hỗn hợp. 1 lít hỗn hợp pha như trên sẽ phun được từ 8-9 m2 bề mặt vật cần phun.

  • Bước 3: Cách sơn lên bề mặt inox, kẽm và  nhôm – Quy trình phun sơn lên bề mặt inox, nhôm , kẽm.

– Phun làm lượt súng.

+ Lượt 1: phun mỏng tạo chân.

+ Lượt 2: phun tạo độ dày cho màng sơn.

+ Lượt 3: phun ép bóng bề mặt sơn.

2. Kỹ thuật sơn b ề mặt tường

Bề mặt tường của ngôi nhà sau khi tô hồ thường không được nhẵn mịn. Giải pháp thường được áp dụng ở VN là sử dụng bột trét. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận chưa chắc bạn đã có một bức tường đẹp sau khi sơn vì những vấn đề:

  • Bề mặt bột trét có nhiều vết xước do sử dụng giấy nhám quá thô. Các vết xước này sẽ không thể khắc phục được bằng các lớp sơn.

-> Giải pháp: sử dụng giấy nhám mịn nhất có thể. Độ mịn của giấy nhám thường thể hiện bằng con số đi kèm. Chỉ số càng cao càng mịn. Phổ biến nhất nên dùng là giấy nhám có chỉ số dao động từ 150-220

  • Bề mặt bột bị nổi bọt .

Bề mặt bị nổi bọt trong quá trình thi công dẫn đến những lỗ chân chim xuất hiện sau khi xả nhám và thi công sơn. Đặc biệt, những lỗ chân chim này không phát hiện được trong quá trình xả nhám. mà chỉ quan sát thấy sau khi đã thi công sơn.

-> Giải pháp: Tốt nhất là kiểm tra kỹ vấn đề này sau khi sơn lót & yêu cầu thợ xử lý trước khi thi công sơn phủ.

  • Bong tróc sơn do sử dụng bột trét kém chất lượng

Thông thường, độ bám dính giữa các lớp sơn – sơn sẽ tốt hơn rất nhiều so với giữa sơn – bột trét. Chính vì vậy, độ bám dính của hệ thống sơn sẽ được quyết định bởi lớp sơn đầu tiên lên bề mặt bột trét. Trường hợp sử dụng bột trét kém chất lương, độ liên kết không cao sẽ dễ dẫn đến hiện tượng bong tróc về sau.

  • Tường bị nứt sẽ kéo theo hệ thống sơn răn nứt

Lớp hỗ vữa nằm bên dưới lớp bột trét khi bị răn nứt sẽ dễ dẫn đến hiện tượng kéo lớp bột ở phía trên bị răn nứt theo. Lớp hồ vữa bị nứt luôn kéo theo bột trét & sơn trên bề mặt răn nứt theo.Chính vì vậy, việc yêu cầu công tác tưới nước giữ ẩm lớp hồ vữa trong những ngày đầu sau khi tô hồ là hết sức quan trọng. Ngoài ra, việc để tường khô từ 21-28 ngày trong điều kiện thời tiết khô ráo. Sau khi tô hồ cũng sẽ giúp lớp hồ vữa trở nên ổn định hơn & ít gây rạn nứt cho lớp bột trét về sau này.

Đối với bề mặt tường cần sơn lại nhưng xảy ra tình trạng nứt. Hãy tham khảo từ phía nhà thầu xây dựng thật kỹ xem khe nứt đã ổn định hoàn toàn chưa. Sau đó mới yêu cầu phía sơn nước thi công lại.

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH DVTM VĂN CAO

 

Đặc tính dung môi dùng  trong ngành sơn

Phụ gia cho sơn

Hóa chất dung môi ngành sơn

Các loại dung môi

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *