Chất hóa dẻo

 

1. Chất hóa dẻo

  • Hóa dẻo là đưa vào thể tích polymer một lượng chất lỏng hay rắn có khối lượng phân tử thấp nhằm làm cho polymer mềm dẻo hơn. Làm khả năng trượt tương đối giữa các mạch phân tử và dễ gia công hơn. Làm thay đổi độ nhớt của hệ. Gia tăng độ mềm dẻo của mạch phân tử và làm linh động hóa cấu trúc đại phân tử.
  •  Chất hóa dẻo là những chất khi cho vật liệu làm tăng độ mềm dẻo của vật liệu. Chất hóa dẻo được sử dụng nhiều khi gia công các vật liệu polymer. Hàm lượng chất hóa dẻo thường từ 35-50%. Chất hóa dẻo thường là este của các hợp chất hữu cơ như DBP- Dibutyl Phtalat, DOP- Dioctyl Phtalat.
  • Chất hóa dẻo làm giảm nhiệt độ thủy tinh hóa Tg và nhiệt độ nóng chảy Tm của polymer. Nó làm giảm tính cứng nhưng tăng tính bền, dai của vật liệu. Làm mềm dẻo của mạch phân tử và làm linh động hóa cấu trúc đại phân tử.
  • Đưa vào trong thể tích polymer một lượng chất lỏng hay rắn nhằm làm dẻo polymer. Tăng khả năng trượt tương đối của các mạch phân tử dể gia công. Hóa dẻo làm giảm nhiệt độ thủy tinh hóa của polymer giảm độ mòn và tạo cho polymer có tính đàn hồi ngay ở nhiệt độ thấp.
  • Phân loại hóa dẻo:

– Hóa dẻo phụ: các dầu thơm và dầu béo paraffin cloro hóa và ester.

– Hóa dẻo chính: những loại ester của axit hay rượu, những axit 1 có vòng (teraphtalic, benzoic) hay mạch thẳng (adipic, ezelaic, sahanic, phosphoric) còn những rượu có thể là monohydric

2.Chất hóa dẻo phụ:

Các dầu thơm và dầu béo paraffin cloro hóa và ester.

1.Chất ổn định:

Bao gồm các loại ổn định nhiệt, ổn định tia tử ngoại (còn gọi là ổn định yia cực tím UV, ánh sáng ), chất lão hóa…nhằm mục đích tránh bị phá huỷ đặc biệt trong quá trình gia công sản phẩm.

Chất ổn định nhiệt chủ yếu dùng cho nhựa PVC cứng và mềm, chất ổn định nhiệt nhằm tránh tạo thành nối đôi trong quá trình gia công.

Sản phẩm chất dẻo được gia công ở nhiệt độ giưã nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ phân hủy. Chất ổn định thêm vào chất dẻo để đảm bảo gia công được ở khoảng nhiệt độ trên.

Các loại chất ổn định nhiệt: chất hưũ cơ, muối, cadmium, calcium, kẽm… dùng cho PVC thường chất ổn định sử dụng dưới dạng hỗn hợp. Ví dụ: hệ thống sử dụng nhiệt Ca/Zn, Ba/Cd…

Chất ổn định ánh sáng: boat màu, hydroxybenzo, ester của acid Acrylic, hydroxyphenyl, benztriazoles, …bảo vệ chất dẻo dưới ánh sáng mặt trời bằng cách làm chậm quá trình giảm câp1 chất lượng khi sử dụng ngoài trời.

2.Chất phòng lão:

Chất chống lão: nhằm nỡ rộng khoảnh nhiệt độ sử dụng cho chất dẻo, thời gian sử dụng tăng lên, hạn chế hay làm chậm quá trình phát triển phản ứng do oxygen hay proxide tác dụng vào.

Có 2 loại chất chống lão hóa: gồm chống lão Phenonic, chống lão Amine, hỗn hợp chứa chất lưu huỳnh hay phosphor như Thioesters.

3.Chất chống tĩnh điện:

Sự t1ch điện trên bề mặt vật liệu không dẫn điện có thể được khử bằng cách sử dụng chất chống tĩnh điện để tạo nên một lớp bề mặt háo nước.

Các loại chất chống tĩnh điện : bao gồm các chất hoạt động bề mặt muối vô cơ, rượu ponyhdric…

Chất làm chậm cháy:

Chất chậm cháy tạo nên sự kháng cháy cho chất dẻo, cơ chế của chất chậm cháy bao gồm không cho phát triển phản ứng với oxygen trên bề mặt chất dẻo tiếp xúc với lửa hoặc sức nóng bằng cách tạo nên một lớp bề mặt bảo vệ. Các loại chất làm chậm cháy: thường chứa các nguyên tố Aluminium, antimony, boron, brom, fluor, molibden, sulfur, nitrogen và phosphor. Chất chậm cháy thường dưới dạng oxide vô cơ hay phân tử hữu cơ có chúa yếu tố halogen.

Có hai loại chất chậm cháy: loại phụ gia tác dụng vật lý và loại phụ gia phản ứng hóa học.

4.Chất taọ xốp:

Chất taọ xốp làm cho chất dẻo sản phẩm có những lỗ xốp phía trong. Có 2 loại chất tạo xốp.

Chất taọ xốp vật lý: có lỗ xốp tạo thành do thay đổi trạng thái vật lý của chất tạo xốp như sự giãn nở khí nén bốc hơi chất lỏng hay do hòa tan của chất rắn.

Chất taọ xốp hóa học: các lỗ xốp tạo thành do sữ phóng thích khi chất tạo xốp bị phân hủy dưới dạng dung nhiệt.

Các loại chất taạo xốp vật lý: gồm dạng khí như khí nén nitrongen không khí, CO2 dạng lỏng như những hydrocacbon béo mạch ngắn ( khoảng C5-C7 ). Loại chất tạo xốp hóa học như azodicabonamide ( ADC ), azisobutylric, benzene, sullfonyl hydazide.

5.Chất tạo màu:

Chất tạo màu chia làm 2 loại: thuốc nhuộm (dye), chất màu(pigment) Thuốc nhuộm: là loại chất hữu cơ, tan trong nhựa, không chịu nhiệt.

Chất màu: là loại chất vô cơ, không tan trong nhựa, kháng nhiệt cao hơn thuốc nhuộm.

Chất tạo màu được phân loại: boat màu tức màu khô dùng cho PVC cứng, PS, ABS, … màu dạng paste nhão dùng cho PVC mềm, màu dạng vẫy được tạo màu từ bột màu, màu nước dùng cho PVC mềm, màu chủ(Masterpatch) là màu tạo từ chất dẻo, là chất màu với nồng độ cao có thể dạng hạt, vẫy, tấm, miếng…

Các loại bột màu thông dụng dùng trong nhựa: 1.Trắng : TiO2

vàng : có thể là màu của Crôm.

Xanh: màu của oxyt đồng

6.Chất độn:

Định nghĩa: Chất độn hay còn gọi là chất bổ cường, chất này có thể tăng lực kéo đứt và cải thiện một số tính chất của nhựa như tăng độ cứng.

Chất độn được thêm vào trong chất dẻo để cải thiện độ bền, độ chịu đựng và giảm giá thành.

Có 2 loại chất độn: chất độn vô cơ và hữu cơ như: Carbonate Lcium và Caolin, Bột Talc được sử dụng nhiều.

7.Chất gia cường:

Chất gia cường là phụ gia dạng sợi được trộn với chất dẻo để cải thiện những tính chất cơ học và chịu nhiệt cao. Chất dẻo được trộn với phụ gia, gia cường sợi thủy tinh (FRP), sợi thủy tinh thường được sử dụng nhiêù nhất kể đến sợi carbon, amiang, sợi tổng hợp…

Nhựa nhiệt dẻo được gia cường sợi cacbon, sợi amiang, sợi cotton, sợi polyester, sợi acrylic đặc biệt sợi thủy tinh gia cường nhựa nhiệt dẻo gọi là nhựa nhiệt dẻo gia cường, sợi thủy tinh gia cường nhựa nhiệt rắn gọi là nhựa nhiệt rắn gia cường.

 

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Dầu hóa dẻo 
Hóa chất công nghiệp

Dioctyl Terephthalte Dotp

Hóa chất công nghiệp ngành dệt may

Phụ gia chất dẻo,Polymer và Nhựa

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *