Nhựa, cấu tạo và công dụng của nhựa

Công dụng của Hạt Nhựa TPE
Công dụng của Hạt Nhựa TPE
                        Công dụng của Hạt Nhựa TPE

Nhựa là gì?

Các sản phẩm, đồ dùng bằng nhựa từ lâu đã không còn xa lạ gì với con người. Và xuất hiện gần như trong mọi mặt, ngõ ngách sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng liệu có bao giờ bạn tự hỏi: Nhựa là gì? Nó được tạo thành như thế nào? Hay tại sao lại gọi là nhựa???

1.Thuật ngữ về nhựa.

  • Nhựa (chất dẻo) hay tiếng anh gọi là plastic là các hợp chất cao phân tử. Chúng được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại vật dụng khác nhau để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như: Bàn, ghế, chai lọ, áo mưa, túi nilon, cốc, đĩa, bát, ống dẫn diện… Và những sản phẩm công nghiệp hiện đại ứng dụng trong sản xuất, xuất nhập khẩu.
  • Thuật ngữ ”plastic” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ”plastikos”, có nghĩa là phù hợp để đúc. Điều này đề cập đến tính linh hoạt của vật liệu hoặc độ dẻo trong quá trình sản xuất. Nhựa cho phép đúc, ép hoặc nén thành nhiều hình dạng khác nhau. Từ dạng màng mỏng cho đến dạng sợi, tấm, ống, chai, hộp… và nhiều hơn nữa.

2.Cấu tạo của nhựa.

  • Hơn 50% các chất dẻo chất hữu cơ, hợp chất vô cơ khác (chất phụ gia từ 0% đối với các polymer)… Đều được ứng dụng trong ngành điện tử. Ngày nay người ta thường trộn thêm các chất phụ gia khi sản xuất. Nhằm làm cải tiến hiệu suất (làm tăng độ dai, độ cứng, độ mềm, độ dẻo). Hoặc làm giảm chi phí sản xuất (độn các vật liệu rẻ tiền để làm cho sản phẩm rẻ hơn trên một đơn vị trọng lượng) ra. Người ta còn độn thêm các chất chống cháy để làm giảm tính cháy của vật liệu. Các chất độn thường là các loại khoáng như đá phấn. Trong đó phẩm màu là các chất phụ gia phổ biến nhất. Mặc dù trọng lượng của chúng chiếm tỉ lệ nhỏ (phẩm màu có dạng gạt,dạng phấn,dạng lỏng.)
  • Hầu hết nhựa đều có chứa các polyme hữu cơ. Giống như gỗ, giấy hoặc len, các nguyên liệu thô… Để sản xuất nhựa là các sản phẩm tự nhiên như: Cellulose, than đá, khí tự nhiên, muối và dĩ nhiên là dầu thô. Nhựa đã và đang trở thành loại nguyên vật liệu hiện đại. Được sử dụng rộng rãi để thay thế các nguồn nguyên vật liệu từ vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh… Bởi đặc tính của nhựa là có độ bền cao, nhẹm khó vỡ và nhiều màu sắc đẹp.

3.Phân loại nhựa.

Có nhiều cách để phân loại nhựa và theo mỗi cách khác nhau, nhựa cũng được phân thành các loại khác nhau.

3.1.Phân loại theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ:

  • Nhựa nhiệt dẻo: Là loại nhựa mà khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm thì nó chảy mềm ra. Và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Loại này thường được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên kết yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, ví dụ như: Polyetylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metyl metacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET),…
  • Vật liệu đàn hồi (elastome): Là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.
  • Nhựa nhiệt rắn: Là một hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ; Hoặc tác động của phản ứng hóa học. Sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại nhựa nhiệt rắn như: Ure focmadehyt [UF], nhựa epoxy, phenol formaldehyde (PF), nhựa melamin, poly este không no…

3.2.Phân loại theo ứng dụng:

  • Nhựa thông dụng: Là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ. Được dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày như: PP, PE(HDPE), PS, PVC, PET, ABS,…
  • Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.
  • Nhựa kỹ thuật: là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông dụng. Thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như: PC, PA,…..

4.Công dụng của nhựa.

Nhựa là vật liệu cực kỳ linh hoạt và lý tưởng cho một loạt các ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

  • Hầu hết các sản phẩm nhựa mang lại lợi thế vì chúng có trọng lượng nhẹ. Một số còn có tính cách nhiệt và điện, nhưng một số lại có thế được chế tạo dùng để dẫn diện.
  • Chúng có khả năng chống ăn mòn với nhiều chất xúc tác trong môi trường khắc nhiệt. Có những loại trong suốt có thể làm nên các thiết bị quang học. Có những loại dễ dàng đúc thành các hình dạng phức tạp. Hoặc lắp ráp và tích hợp vào các sản phẩm khác mang tính năng khác nhau.

Về nguyên tắc thì chúng ta có thể chế tạo nhựa theo ứng dụng mong muốn bằng việc kết hợp các đặc tính của nhựa. Do các đặc tính hấp dẫn này, nhựa ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều ứng dụng như ngành công nghiệp, nông nghiệp, chế tạo .v.v.

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO 

Hóa chất ngành dệt

Hóa chất dung môi

Hóa chất ngành sơn

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *