1. Mục đích sử dụng:
1.1. Cồn thực phẩm:
- Người ta sản xuất cồn thực phẩm là để pha chế thành rượu và các loại đồ uống có cồn.Các loại đồ uống này được dùng trực tiếp cho con người nên trong thành phẩm của cồn thực phẩm chỉ bao gồm chủ yếu là ethanol.
- Các loại cồn đầu, dầu fusel, andehyt, axit, este… có hại cho sức khoẻ phải càng ít càng tốt và không được vượt quá ngưỡng quy định. Ngoài ra, do phải pha loãng khi pha chế, nên không bắt buộc phải sản xuất ra cồn có nồng độ cao.
1.2. Cồn nhiên liệu:
- Cồn nhiên liệu được sản xuất để dùng làm chất đốt. Khi sản xuất cồn nhiên liệu người ta không cần phải tách bỏ cồn tạp.
- Trái với cồn thực phẩm, cồn nhiên liệu bắt buộc phải tách nước triệt để, vì nếu hàm lượng nước có trong cồn càng cao thì làm giảm hiệu quả của quá trình cháy và ảnh hưởng đến động cơ thiết bị, đồng thời khi pha cồn vào xăng sẽ dẫn đến sự phân tách pha.
- Cũng chính vì vậy mà khi sản xuất còn nhiên liệu, người ta phải chọn giải pháp công nghệ thích hợp để loại bỏ nước trong cồn, tạo ra cồn có nồng độ rất cao.
2. Sự khác nhau trong công nghệ sản xuất cồn thực phẩm và cồn nhiên liệu:
Sự khác nhau trong công nghệ sản xuất cồn thực phẩm và cồnl nhiên liệu chủ yếu xảy ra ở công đoạn cuối: chưng cất, tách nước
2.1.Cồn thực phẩm:
- Công đoạn : cồn thực phẩm Chưng cất phức tạp hơn do cần tách triệt để các chất có hại cho sức khỏe con người: cồn đầu, dầu fusel, adehyte…
- Tách nước :Không cần phải tách nước, không cần nâng nồng độ ethanol
2.2.Cồn nhiên liệu:
- Công đoạn :Không cần loại bỏ cồn tạp Tách nước :
- Phải tách nước, nâng nồng độ cồn lên 99.8%
- Ngoài ra, để tránh sử dụng cồn nhiên liệu cho các mục đích khác, cồn nhiên liệu sau khi tách nước được biến tính bằng cách thêm vào 1,96 – 5%v/v chất biến tính. Khi đó cồn dùng làm nhiên liệu được gọi là cồn biến tính.
- Chất biến tính có thể dùng là xăng không chì, naphta…