Nhận dạng hóa chất:
Tên khoa học : Sodium Hydroxide
Tên thường gọi: Xút, Xút ăn da …
CTHH: NaOH
2. Tính chất lý hóa:
Dạng tồn tại: chất rắn màu trắng (hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa)
Mùi: không mùi
Phân tử lượng: 40 g/mol
Điểm nóng chảy: 323 °C
Điểm sôi: 1388 °C
Tỷ trọng: 2.13 (tỷ trọng của nước = 1)
Độ hòa tan: dễ tan trong nước lạnh
Độ pH: 13.5
Độ ổn định:
· Mất ổn định khi tiếp xúc với các chất không tương thích, hơi nước, không khí ẩm.
· Phản ứng mạnh với kim loại.
· Có phản ứng với các loại chất khử, chất oxy hóa, acid, kiềm, hơi nước
Tính chất khác xút vảy:
· Hút ẩm mạnh, sinh nhiệt khi hòa tan vào nước. Do đó, khi hòa tan NaOH bắt buộc phải dùng nước lạnh.
· Hỗn hợp NaOH, octanol C8H15OH + diborane B2H6 tạo ra khi trộn lẫn các hợp chất oxime R1R2CNOH và diborane B2H6 trong môi trường tetrahydrofuran C4H8O sinh nhiệt rất lớn và có thể gây nổ nhẹ
· Có phản ứng với nước, các loại acid (vô cơ, hữu cơ), aldehyde, carbamat, các hợp chất halogen hữu cơ, este, isocyanate, ketone, ba zơ mạnh, các chất khử và oxy hóa mạnh, các chất lỏng dễ cháy, kim loại và các hợp chất kim loại, các hợp chất gốc ni tơ ….
3. Tính độc hại của xút vảy:
Nguyên nhân:
· Tiếp xúc hoặc ngấm qua da
· Tiếp xúc với mắt
· Hít
· Nuốt, uống nhầm
Tác hại:
· Tùy thuộc thời gian tiếp xúc
· Gây đột biến:
– Gây đột biến các tế bào vú –> có thể gây ung thư vú
– Hủy hoại các bộ phận: màng nhầy, hệ hô hấp, da, mắt
· Tiếp xúc da:
– Ăn mòn, gây kích thích (bỏng), và thấm qua da.
– Triệu chứng: ngứa, mọc vảy, tấy đỏ, bỏng.
· Tiếp xúc mắt:
– Hủy hoại thủy tinh thể hoặc gây mù.
– Triệu chứng: đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa.
· Hít bụi:
– Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
– Triệu chứng: cháy nám phổi, hắt hơi, ho.
– Hít quá nhiều có thể làm hỏng phổi, gây tắc thở, ngất hoặc thậm chí là chết.
· Nuốt, uống:
– Gây hại cho ruột
– Triệu chứng :giống như khi hít bụi NaOH
4. Sơ cứu:
Mắt:
· Kiểm tra và tháo bỏ kính áp tròng (nếu có).
· Lập tức xả nước sạch liên tục trong ít nhất 15 phút. Có thể dùng nước lạnh.
· Gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế.
Da:
· Gỡ bỏ toàn bộ quần áo, giày dép.
· Xả nước sạch để rửa trong ít nhất 15′, có thể dùng nước lạnh.
· Băng kín vùng da bị bỏng bằng băng mềm .
· Trường hợp nghiêm trọng phải rửa bằng xà phòng, bôi kem chống nhiễm khuẩn.
· Gọi cấp cứu hoặc chuyển ngay đến cơ sở y tế.
· Quần áo, giày dép phải giặt sạch kỹ càng trước khi dùng lại.
Hít nhầm:
· Nhanh chóng đưa ra nơi an toàn, thoáng khí.
· Nới rộng hoặc gỡ bỏ bớt trang phục.
· Hô hấp nhân tạo (miệng áp miệng) nếu ngừng thở. Chú ý: có thể gây nhiễm độc cho người cứu hộ khi thực hiện.
· Cho thở oxy nếu khó thở.
· Nhanh chóng đưa đi bệnh viện.
Nuốt:
· Tuyệt đối không ép nạn nhân nôn mửa, trừ khi là nhân viên y tế.
· Không cho bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân.
· Nới lỏng trang phục.
· Chuyển cấp cứu y tế.
5. Đặc tính cháy nổ:
Đặc điểm chung:
· Hoàn toàn không cháy, nổ hoặc bắt lửa.
· Khi phản ứng với các chất khác có thể gây cháy nổ.
Cháy:
· Tiếp xúc với kẽm (Zn) nguyên chất có thể cháy sau một thời gian.
· Dưới điều kiện thích hợp về nhiệt độ, áp suất, trạng thái tiếp xúc, có thể bắt cháy hoặc phản ứng mạnh với các chất sau: acetaldehyde (CH3CHO), muối clorua các loại, cồn các loại, các hợp chất nitro alkane CxH2x+1NO2 (C2H5NO2 , CH3NO2 …), benzen-1,4-diol C6H4(OH)2 , cinnamaldehyde C9H8O, 2,2-dichloro-3,3-dimethylbutane .
· Khi tiếp xúc với nước, sinh lượng nhiệt đủ để gây cháy cho các loại nhiên liệu lỏng.
· Phốt pho (P) sôi trong dung dịch NaOH, giải phóng phosphine PH3 , có thể tự bắt cháy trong không khí.
· Phản ứng với kim loại nguyên chất gây cháy và nổ khí H2.
Nổ:
· Phản ứng với hỗn hợp amoni NH3 và nitrat bạc AgNO3 gây nổ.
· Dạng dung dịch NaOH phản ứng với benzen (phân hủy từ benzensulfonate tạo ra trong phản ứng cồn + benzene sulfonyl) gây nổ và tạo bã màu tối.
· Phản ứng với C4H8O không tinh khiết có thể tạo ra các hợp chất peroxide và gây nổ mạnh.
· Trộn NaOH và NaBH4 ở 230 ~ 270ºC có thể giải phóng H2 gây nổ.
· NaOH phản ứng với muối natri của trichlorophenol (C6H2Cl3ONa) + methyl alcohol CH3OH + trichlorobenzene C6H3Cl3 khi gia nhiệt có thể gây nổ
6. Bảo quản và vận chuyển:
Vận chuyển:
· Bao bì phải nguyên vẹn, khô ráo.
· Không đổ nước vào sản phẩm.
· Nếu kho chứa không đủ thoáng khí, phải sử dụng trang phục bảo hộ có hệ thống hỗ trợ hô hấp.
· Sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ thích hợp.
· Nếu cảm thấy không khỏe, phải đi khám y tế .
Bảo quản:
· Các thùng chứa phải được đóng chặt, đậy kín.
· Bảo quản trong khu vực thoáng mát, thông gió.
· Tránh xa các loại hóa chất không tương thích như các chất oxy hóa, chất khử, kim loại, acid, kiềm, hơi ẩm.
· Sử dụng chất hút ẩm.
7. Xử lý sự cố tràn đổ:
Lượng nhỏ:
· Sử dụng dụng cụ phù hợp để thu hồi vào thùng chứa.
· Nếu cần, trung hòa bằng axit axetic loãng để xử lý hoàn toàn lượng rơi vãi.
Lượng lớn:
· Bịt lỗ rò trên thùng chứa nếu không nguy hiểm.
· Sử dụng phương tiện, dụng cụ phù hợp để thu hồi. Không dùng tay trần chạm trực tiếp vào hóa chất rơi vãi.
· Cấm đổ nước vào thùng chứa NaOH.
· Phun sương để ngăn cản sự bốc hơi.
· Ngăn chặn việc hóa chất tràn đổ vào cống rãnh, tầng hầm hoặc lan sang khu vực khác. Nếu cần, phải đắp gờ (hoặc đê) ngăn.
· Gọi người trợ giúp.
· Làm sạch, trung hòa khu vực tràn đổ bằng axit axetic loãng.
8. Trang bị bảo hộ:
· Kính mắt bảo vệ
· Trang phục bảo hộ: quần áo bảo hộ (liền), găng tay, giày cao cổ (ủng)
· Mặt nạ phòng độc và có hệ thống hỗ trợ hô hấp.
9. Thải bỏ:
· Hóa chất và các loại thùng chứa sau sử dụng phải để ở khu vực riêng có biển báo rõ ràng, có hệ thống thông khí tốt để đảm bảo nồng độ hơi và bụi luôn dưới giới hạn nổ.
Sưu tầm